Răng sứ hết hạn: Dấu hiệu và cách khắc phục hiệu quả
Có nhiều dấu hiệu giúp khách hàng nhận biết được răng sứ hết hạn. Tùy thuộc vào những yếu tố khác tác động đến răng làm giảm tuổi thọ của răng. Cần nhận biết sớm các dấu hiệu của răng sứ bị hết hạn để được điều chỉnh kịp thời. Bài viết sau Nha khoa Emedic Dental sẽ đưa ra các dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục cho các bạn tham khảo.
Sử dụng bao lâu thì răng sứ hết hạn?
Tuổi thọ của răng sứ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố xung quanh như loại răng sứ, kỹ thuật của bác sĩ, cách chăm sóc răng của khách hàng. Những loại răng sứ chất lượng cao sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của răng sứ hơn.
- Loại răng sứ làm từ chất liệu kim loại thông thường có thời gian sử dụng khá ngắn hạn, chỉ kéo dài trong 1 đến 10 năm. Vì cấu tạo làm từ kim loại nên răng dễ bị oxy hóa gây viêm, đen thâm tím ở nướu ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
- Răng sứ toàn sứ: Chất liệu sứ làm tăng thời gian sử dụng lâu dài hơn răng sứ kim loại, do răng sứ toàn sứ đều được cấu tạo 100% từ phôi sứ nguyên chất. Vì được làm từ chất liệu cao cấp, nên thời gian sử dụng răng sứ toàn sứ được kéo dài và bền hơn răng sứ kim loại lên đến 10 năm hoặc 25 năm, và nếu được chăm sóc đúng cách cũng có thể kéo dài tuổi thọ của răng thêm nhiều năm nữa.
Những dấu hiệu cho thấy răng sứ hết hạn
Răng sứ hết hạn là điều mọi khách hàng đều không muốn xảy ra nhưng khi đã hết hạn răng sẽ cho bạn biết thông qua những dấu hiệu dễ dàng nhận thấy từ bên ngoài. Cần phải chăm sóc răng miệng thường xuyên để kịp thời phát hiện những dấu hiệu răng sứ hết hạn như sau:
- Khi hết hạn răng sứ sẽ có viền màu đen ở bên dưới chân răng, lúc này răng sứ sẽ tự tách ra khỏi nướu và răng của bạn sẽ trở nên lỏng lẻo. Đây là dấu hiệu dễ thấy nhất khi bạn sử dụng răng sứ kim loại.
- Quá trình ăn uống trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, khó nhai và nghiền nát thức ăn, khi ăn thức ăn hay bị dính vào giữa các kẽ răng. Do răng sứ hết hạn bị bào mòn theo thời gian, đây cũng chính là nguyên nhân khiến răng của bạn có mùi hôi.
- Nếu tiếp tục sử dụng răng sứ hết hạn, hàm răng của bạn khi nhai, đau và ê buốt rất khó chịu và còn có thể khiến bạn bị viêm lợi, viêm nướu và bị các vấn đề về nha chu.
- Khi răng sứ bị hết hạn, nó có thể dễ bị hư, bị gãy gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sống, làm việc và học tập của bạn.
Cách khắc phục răng sứ hết hạn
Để khắc phục và hạn chế tình trạng răng sứ hết hạn bạn cần sự khám và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Có sự kiểm tra, thăm khám bác sĩ mới có thể đưa ra những phương án, lộ trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất cho từng người.
Thông thường, các trường hợp răng bị hết hạn bác sĩ đều thăm khám kỹ càng về đều đưa đi thay mới. Vì răng sứ kim loại có tuổi thọ khá ngắn, nên hầu như các bác sĩ đều khuyên khách hàng sử dụng răng sứ toàn sứ để tuổi thọ của răng được kéo dài
Biện pháp tăng độ bền của răng sứ
Răng miệng khi được chăm sóc một cách đúng đắn sẽ kéo dài được thời gian sử dụng khá lâu. Việc chăm sóc răng miệng đúng cách cũng là cách chúng ta qua tâm đến bản thân. Bên dưới đây là những cách giúp tăng tuổi thọ của răng sứ:
- Hạn chế ăn các loại thức ăn dai, cứng vì khi nhai sẽ làm giảm đi độ bền của răng và có thể làm răng bị nứt.
- Cung cấp cho cơ thể các nhóm thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, đạm… Các bạn có thể bổ sung các nhóm thực phẩm như hải sản, cá, sữa, trứng gà,…
- Vệ sinh răng miệng kỹ, chăm sóc và theo dõi tình trạng răng miệng mỗi ngày. Chải răng 2 lần một ngày và thực hiện đúng cách, ưu tiên sử dụng bàn chải có lông mềm mịn. Thay thế tăm tre xỉa răng bằng tăm nước hoặc chỉ nha khoa để giữ miệng luôn sạch sẽ, tránh bị hôi miệng.
- Những thói quen hằng ngày có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của răng miệng như nghiến răng, răng thưa và răng bị hô,…
- Thường xuyên đến gặp bác sĩ để thăm khám nha khoa 6 tháng 1 lần. Ngoài ra, bạn cần kết hợp kiểm tra răng miệng định kỳ để nhanh chóng, kịp thời phát hiện các bệnh lý về răng miệng.
Qua bài viết vừa rồi, hi vọng các bạn hiểu rõ hơn về dấu hiệu nhận biết răng sứ hết hạn và cách duy trì, kéo dài tuổi thọ của răng. Việc chăm sóc răng miệng, thăm khám bác sĩ và quan tâm đến sức khỏe của bản thân là điều quan trọng hơn hết.
>>>Tham khảo:
- Cười hở lợi là gì? Cách khắc phục cười hở lợi an toàn hiệu quả
- Răng bọc sứ bị viêm tủy: Nguyên nhân và cách khắc phục
- Răng bọc sứ bị đau: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả